Bánh răng thuộc một sản phẩm rất quen thuộc đối với hệ thống chuyển động của một chiếc xe hay một hệ thống máy móc động cơ nào đó. Vai trò của nó chắc không cần nói nữa mà hôm nay Tín Thành xin đưa ra một số tài liệu liên quan tới việc xử lý nhiệt đối với bánh răng.
1. Tổng quát
Khi thiết kế và bố trí vị trí của lớp bề mặt bánh răng được gia tăng cứng có ý nghĩa thiết yếu so với các đặc trưng tính năng ví dụ chiều sâu biến đổi của hai sườn răng bao gồm cả chân răng, điều này theo quy định cần được vẽ bằng nét gạch dài chấm mảnh vẽ ở hướng bên trong đường bao của sản phẩm (xem các hình 14.41, 14.42 và 14.43).
2. Làm tăng cứng toàn bộ răng
Dùng nét gạch dài chấm đậm loại 04.2.1 theo ISO 128-24:1999 vẽ ở chu vi của bánh răng và một nét gạch dài chấm mảnh nhằm chỉ rõ ra các răng được gia công tăng cứng ở một diện tích (xem hình 14.41).
3.Thiết kế làm tăng cứng bề mặt sườn răng
Chúng ta dùng nét gạch dài chấm đậm vẽ ở bên ngoài đường bao răng để đánh dấu diện tích cần gia công tăng cứng bề mặt.Dùng nét gạch dài chấm mảnh để làm nổi bật vị trí và hình thể bề mặt (xem hình 14.42). Vì yêu cầu về hình dáng của lớp được làm tăng cứng các bạn nên phải xác định điểm đo chiều sâu làm tăng cứng bề mặt.
4. Làm tăng cứng bề mặt đáy răng
Để đánh dấu diện tích bên ngoài đường bao răng chúng ta lên sử dụng nét gạch dài đậm để vẽ làm tăng cứng bề mặt và dùng nét gạch dài chấm mảnh để đánh dấu vị trí và hình thể bề mặt. Vì yêu cầu về hình thể của lớp được làm tăng cứng nên phải xác định các điểm đo chiều sâu làm tăng cứng bề mặt (xem hình 14.43).
Dẫu biết rằng những thông tin trên dẫu không nhiều có thể giúp mọi người nắm rõ hơn về cách xử lý nhiệt đối với bánh răng. Dù cho vấn đề này ít ai chú trọng nhưng nếu bạn nào quan tâm ủng hộ hay muốn biết thêm thông tin thì có thể xem thêm tại mục tin tức của linhkiencokhi.net